Cách bố trí và căn chỉnh loa siêu trầm điện cho âm thanh tốt nhất
Đức Mạnh Audio
Thứ Ba,
27/12/2022
Loa siêu trầm là một trong những thiết bị quan trọng trong dàn âm thanh mang lại âm bass dày, mạnh mẽ, sâu hơn. Vậy bố trí và căn chỉnh loa siêu trầm như thế nào để cho âm thanh hay nhất? Hãy cùng Showroom âm thanh Đức Mạnh Audio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Loa siêu trầm là gì?
Loa siêu trầm hay còn gọi là loa sub có chức năng chính đó chính là tạo nên âm thanh hoàn hảo cho những tần số âm thanh ở dải âm thấp khoảng từ 20Hz đến 200Hz hay còn gọi là âm bass. Khi kết hợp loa siêu trầm vào trong các bộ dàn karaoke gia đình sẽ mang lại hiệu ứng âm trầm đặc trưng, giúp cho âm thanh bùng nổ và khác biệt.
Cách bố trí loa siêu trầm
Về nguyên tắc thì âm thanh với tần số thấp dưới 100Hz sẽ không có hướng tính thật rõ ràng, nghĩa là bạn có thể đặt loa sub ở bất cứ đâu, bất kỳ vị trí nào trong không gian giản trí nhà bạn mà kết quả thu được là tương tự nhau. Tuy nhiên, trong thực tế thì vị trí của loa siêu trầm cũng chịu sự tác động ít nhiều về kích thước và kết cấu phòng nghe.
Bạn có thể tham khảo một số ý kiến sau đây:
- Đặt loa siêu trầm ở vị trí các góc phòng, hướng mặt loa siêu trầm về phía của người nghe cùng hướng với loa chính.
- Đảm bảo giữ khoảng cách từ 0.8m ~ 1m tính từ loa siêu trầm đến các thiết bị âm thanh như TV, máy tính, VCR hay băng đĩa… nhằm làm giảm sự ảnh hưởng nhiễm từ lên thiết bị và hạn chế làm mất các dữ liệu bên trong.
- Nên đặt loa siêu trầm từ 2 đến 3 vị trí khác nhau, sau đó chọn vị trí cho kết quả nghe tốt nhất.
Cách kết nối amply với loa siêu trầm
Cách căn chỉnh loa siêu trầm
Sau khi cố định vị trí loa siêu trầm và hoàn tất quá trình đầu nối, bạn có thể điểu chỉnh một số chức năng sau bao gồm:
- Nút âm lượng (Volume): Là nút căn chỉnh cường độ âm thanh lớn/nhỏ. Sau khi kết nối, bạn cần điều chỉnh nút âm lượng về mức nhỏ nhất trước khi bật nguồn điện và nguồn phát tín hiệu (Như đầu kraoke). Hãy tăng âm lượng từ từ đến một mức độ nghe vừa phải, sau đó kiểm tra âm thanh phát ra từ các loa.
- Nút cắt tần số (Freq Cut): Là nút chức năng cho phép người dùng cắt một khoảng tần số nào đó của loa chính để tần số loa siêu trầm bù đắp vào phần còn thiết của loa chính giúp cho người nghe không có cảm giác chồng lấn giao thoa giữa thiết bị. Bạn nên xem thông só dải tần của cặp loa chính. Ví dụ: Cặp loa chính có thông số âm trầm xuống đến 65Hz thì bạn vặn nút Freq Cut dừng lại ở khoảng 65Hz.
- Nút điều chỉnh pha (Phase): Là nút chức năng điều chỉnh dao động âm thanh giữa loa chính và loa siêu trầm. Hiểu đơn giản hơn là nếu loa sub và loa chính không ra âm thanh cùng nhịp với nhau mà chúng ta thường nghe là “lệch pha”. Để sử dụng chức năng này, bạn hãy nghe thử một đoạn nhạc có nhiều âm trầm rồi điểu chỉnh nút pha từ 0 ~ 180 độ đến khi nghe được nhiều tiếng bass nhất. Trường hợp nếu như đã di chuyển từ 0~180 độ nhưng vẫn không xách định được điểm như trên thì hãy trả về vị trí số 0.